Bệnh trào ngược dạ dày gây ho là biểu hiện thường gặp và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bênh.

Hiện tượng, trào ngược acid dạ dày gây ra nhiều biến chứng không chỉ ở trong hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp như viêm họng, đau họng, khàn giọng, ho của bệnh nhân càng trầm trọng. Nếu không được điều trị đúng nguyên nhân gây ra viêm họng thì bệnh dễ trở thành mãn tính. Sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Ho do trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ vòng thực quản bất thường, không khép kín hẳn sau khi thức ăn đã xuống dạ dày và làm nước chứa acid chảy ngược từ dạ dày lên trên thực quản, đi đến họng, gây kích thích phản xạ thực quản – khí quản – phế quản và gây ho.

Đặc điểm của bệnh ho do trào ngược dạ dày thực quản là: Ho nhiều hơn sau khi ăn no, ho nhiều về đêm và nằm xuống lại càng ho. Người bệnh cảm thấy khó chịu ở vùng họng, bị khàn tiếng và khạc ra nhiều đờm vào đầu buổi sáng.


Phòng ngừa trào ngược dạ dày gây ho

Có chế độ ăn uống hợp lý

Ăn đúng giờ giấc, có thể chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới. Tránh sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo; sô cô la, ca cao; cam quýt, cà chua; các loại thực phẩm nhiều gia vị như giấm, ớt, tỏi, tiêu, bạc hà; cafein, đồ uống có ga.

Tham khảo: Bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì

Tinh thần thoải mái

Thư giãn cơ thể, tránh lo lắng suy nghĩ làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

Ngủ đúng giờ

Khi cơ thắt thực quản dưới yếu, hiện tượng trào ngược dễ xảy ra hơn. Nâng cao đầu giường khoảng 15 – 20cm có thể ngăn chặn các triệu chứng trào ngược. Đó là do khi nằm nghiêng như thế, trọng lực sẽ hỗ trợ trong việc ngăn chặn dịch axit chảy trào ngược lên thực quản.

Tập thể dục hàng ngày

Không chỉ tốt cho hệ tim mạch cũng như sức khỏe của bạn, tập thể dục còn có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngăn ngừa nguy cơ trào ngược dạ dày hiệu quả.