Tìm ra cơ chế giúp vi khuẩn không chỉ kháng mà còn ăn cả thuốc kháng sinh

  • 198 lượt xem
  • Bài viết cuối 23/08/2018
nguyenchitin đã gửi 23/08/2018

Vấn đề kháng kháng sinh của vi khuẩn càng ngày càng trở nên nghiêm trọng thậm chí một số loại vi khuẩn thậm chí còn ăn luôn cả thuốc.

Chính vì điều này mà một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tiến hành xem xét cách thức vi khuẩn trở nên "trơ" thuốc và tiêu thục thuốc kháng sinh như thực phẩm. Từ đó họ hy vọng có thể tìm ra phương pháp mới để chống lại khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.

Tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đang leo lên mức báo động do tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh cũng như dùng quá liều. Nếu không được kiểm soát thì theo nhiều báo cáo vào năm 2050, siêu vi khuẩn sẽ là tác nhân gây ra 10 triệu cái chết mỗi năm, mở ra một thời kỳ đen tối mới của y học khi mà các loại dược phẩm hiện tại không còn phát huy hiệu quả. Thêm vào đó, một số loại vi khuẩn còn phô trương sức mạnh kháng thuốc của mình bằng cách ăn luôn cả thuốc. Các nhà nghiên cứu đến từ Trường y thuộc đại học Washington tại St. Louis đã thực hiện một nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này.

nguyenchitin đã gửi 23/08/2018

Gautam Dantas - tác giả nghiên cứu cho biết: "10 năm trước, chúng tôi đã đối mặt với thực tế rằng vi khuẩn có thể ăn kháng sinh và lúc đó mọi người đều sốc. Nhưng giờ đây, mọi thứ trở nên có nghĩa hơn bởi kháng sinh cũng chỉ là carbon, và bất cứ đâu có carbon thì vi khuẩn sẽ tìm cách ăn nó. Chúng ta hiểu được cách vi khuẩn làm điều này, chúng ta có thể nghĩ về những phương thức để khai thác khả năng này từ đó giải quyết vấn đề của kháng sinh".

Tuy nhiên, cuộc chiến không chỉ dừng lại bên trong cơ thể chúng ta mà còn trong cả nước và đất nhờ chất thải từ các cánh đồng và cơ sở sản xuất dược phẩm. Nghiên cứu mới của đại học Washington tập trung vào những loại vi khuẩn sống trong 2 môi trường này, chúng giờ đây kháng thuốc rất mạnh nhờ việc luôn được tiếp xúc với các loại thuốc cũng như đặc tính môi trường dễ chia sẻ vật chất di truyền.

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu 4 loại vi khuẩn có trong đất, phát triển mạnh và chỉ ăn penicillin. Đầu tiên, vi khuẩn dùng một loại enzyme có tên ß-lactamase để vô hiệu hóa độc tố - đây cũng là chiến thuật thường được dùng bởi các loại vi khuẩn kháng thuốc. Sau đó, chúng sử dụng các enzyme đặc biệt để phân tách kháng sinh thành từng phần và ngấu nghiến.

Qua quan sát gene và tìm hiểu vai trò của gene trong quá trình này, họ nhận thấy có 3 bộ gene khác nhau được kích hoạt khi vi khuẩn ăn penicillin nhưng những gene này lại không hoạt động khi vi khuẩn ăn đường. Như vậy chìa khóa giải mã khả năng ăn kháng sinh của vi khuẩn đã được tìm thấy và lấy độc trị độc, các nhà nghiên cứu cho biết họ có thể kỹ thuật hóa vi khuẩn E. coli ăn penicillin và sử dụng chúng để dọn dẹp môi trường có quá nhiều kháng sinh, như việc làm dụng thuốc trên những cánh đồng hay rò rỉ từ nhà máy sản xuất, từ đó làm chậm tốc độ phát triển của vi khuẩn kháng thuốc nói chung.

Tuy nhiên, trước khi vi khuẩn ăn kháng sinh có thể được dùng như một công cụ, các nhà nghiên cứu cho biết phải tìm cách khiến cho vi khuẩn ăn thuốc nhanh hơn bởi chúng mất rất lâu để phân tách kháng sinh. Do đó trong rác thải nông nghiệp hay công nghiệp, vi khuẩn sẽ khó phát huy khả năng xơi tái của mình.

                                                                                                Theo Trí Thức Trẻ

hoacomay đã gửi 23/08/2018

Hjx hjx, vi khuẩn ngày càng thay đổi để thích nghi, con người càng khó đối phó

--------------------------------------------------------

Khắp nẻo giăng đầy hoa cỏ may 

Áo em sơ ý cỏ găm đầy

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,

Ai biết lòng anh có đổi thay?

Bạn muốn gửi trả lời ? Hãy đăng nhập trước. Nếu chưa có tài khoản vào diễn đàn, hãy đăng ký
 

Chủ đề cùng danh mục

Chọn ngày  
Tháng Mười Hai 2023 December
3
Chủ Nhật
 
Năm Quý Mão
Tháng Quý Hợi
Ngày Ất Mùi
Giờ Bính Tí
21
Tháng Mười (ÂL, Đ)
Sunday
Ngày Minh Đường hoàng đạo
Ngũ hành nạp âm Sa Trung Kim (Vàng trong cát)
Trực Khai
Nhị thập bát tú Sao Mão
Tuổi xung Kỷ Sửu, Quý Sửu

Danh sách sao:
Trực Tinh Đại cát, giải được sát tinh
Thiên Đức Tốt chung
Thiên Hỷ Tốt chung, nhất là cưới hỏi
Nguyệt Tài Tốt cho việc cầu tài lộc, khai trương
Nguyệt Ân Tốt cho việc cầu tài lộc, khai trương
Phúc Sinh Tốt chung
Thụ Tử (Trùng Sát Chủ) Đại hung, muôn sự đều kỵ
Sát Chủ Xấu mọi việc
Vãng Vong (Thổ Kỵ) kỵ xuất hành, giá thú, cầu tài lộc, động thổ
Không Vong Kỵ xuất hành, giao dịch, giao tài vật

Giờ hoàng đạo:
Mão(5-7h), Tị(9-11h), Tuất(19-21h), Hợi(21-23h)
Giờ hắc đạo:
Sửu(1-3h), Thìn(7-9h), Mùi(13-15h), Dậu(17-19h)
Tiết khí:
Giữa Tiểu tuyết (tuyết mỏng) và Đại tuyết (tuyết dày)
Lưu ý sức khỏe:
Thời điểm từ tiết Tiểu Tuyết trở đi vì nhiệt độ môi trường giá buốt lại gặp gió Đông Bắc hoạt động rất mạnh, nên cần giữ sức khỏe bằng nhiều biện pháp như: giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài trong khi nhiệt độ thấp, tăng cường sử dụng các thực phẩm, gia vị có tính chất cay nóng như rượu, ớt, tỏi, gừng, hồ tiêu, mật ong. Ngoài ra việc bổ sung lượng vitamin và các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, magie... cũng quan trọng và cần thiết. Việc tập thể thao mỗi ngày cũng giúp khí huyết lưu thông, cơ thể dẻo dai, bền bỉ, kháng thể mạnh mẽ hơn.
Lưu ý: Ngày/giờ/sao tốt xấu được đưa ra theo kinh nghiệm của người xưa, chỉ có ý nghĩa tham khảo. Hãy căn cứ chủ yếu vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để đưa ra các quyết định!
HÀ NỘI
 
TP HỒ CHÍ MINH
Nguồn: weatherzone.com.au
  • Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) - được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người.
  • Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét).
  • Theo WHO, người lớn có BMI trong phạm vi [18.50 - 24.99] là người bình thường. Dưới 18.5 là gầy, trên 25 là người béo và trên 30 là béo phì.
TỶ GIÁ
Cập nhật: 01/01/0001 12:00:00 SA
Nguồn:
Ngoại tệ Mua Mua CK Bán
 
GIÁ VÀNG MIẾNG SJC 9999
Cập nhật:
Nguồn:
Tỉnh/TP Mua Bán