Đại dịch COVID-19 hiện tại đã và đang xảy ra trên toàn cầu ảnh hưởng tới rất nhiều nước trên thế giới. Mặc dù vậy, không phải nước nào cũng có đủ vaccine. Do đó, hiên nay có rất nhiều câu hỏi về tiêm trộn vaccine COVID-19 liệu có an toàn và tiêm thế nào cho hợp lý. Bài viết này sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng thể về tiêm trộn là gì và liệu tiêm trộn vaccine COVID-19 có phải phương pháp phù hợp với tình hình hiện nay.
Nguồn ảnh: BBC
Tiêm trộn vaccine là gì?
Nhiều người không trong ngành y khoa lần đầu nghe tới chích trộn vaccine cảm thấy lo sợ vì có thể nó thể nguy hiểm do sự kết hợp của nhiều loại vaccine với nhau. Mặc dù vậy, tiêm trộn vaccine là một việc đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ và đây là một khái niệm không mới trong y khoa. Khi ta chích các loại vaccine với nhau, đó sẽ là những loại vaccine đã được chấp thuận do đó nó sẽ thường an toàn và sẽ có những hiệu quả nhất định. Qua nhiều thử nghiệm, các bác sĩ kết luận rằng, việc tiêm trộn vaccine sẽ giúp ta có những kháng thể tốt hơn cũng như cơ thể sẽ nhận biết virus hay dịch bệnh tốt hơn.
Một ví dụ cụ thể đó chính là dịch bệnh Ebola đã từng reo rắc nỗi khiếp sợ trên toàn thế giới. Loại vaccine sử dụng để kháng lại căn bệnh này đã sử dụng một công nghệ kết hợp 2 loại vaccine với nhau và cũng có thể xem là một loại vaccine chích trộn. Chính bằng cách này, họ đã tạo ra một loại vaccine có công dụng bảo vệ lâu hơn. Không chỉ vậy, chính vaccine Sputnik V mới đây của Nga cũng là một loại vaccine chích trộn khi dùng hai loại adenovirus khác nhau và cho ra hiệu quả trên 92%.Chi tiết thông tin về nghiên cứu vaccine Sputnik V tại đây
Nguồn: Reuters
Rủi ro
Các vaccine khác nhau sẽ có các thành phần cũng như chất bảo quản khác nhau do đó, rủi ro của việc tiêm trộn vaccine cũng sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Do đó, những người bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ càng phải sàng lọc kĩ hơn, đặc biệt là đối với những trường hợp sốc phản vệ. Nếu như ta đã bị sốc phản vệ với một loại vaccine thì sau đó, rủi ro của việc trộn vaccine sẽ tăng cao rất nhiều lần.
Còn có một loại rủi ro thứ hai đó chính là tác dụng phụ của vaccine. Lấy ví dụ bệnh đông máu của vaccine AstraZeneca và viêm cơ tim của Pfizer, khi sử dụng người dùng phải theo dõi xem có triệu chứng xuất hiện để cẩn thận khi chích trộn các loại vaccine.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng kết hợp nhiều loại vaccine để tăng khả năng miễn dịch với COVID hoặc cũng có thể là do tình hình thiếu thốn vaccine nên phải tiêm kết hợp. Ví dụ điển hỉnh đó chính là Thái Lan hay thậm chí là Việt Nam. Chúng ta không có đủ một loại vaccine để có thể chích cho toàn dân số do đó chúng ta phải cẩn thận lựa chọn các loại vaccine để chích trộn với nhau. Trên thế giới cũng đã xuất hiện nhiều nước như Canada, Thái Lan và nhiều nước ở Châu Âu như Đức, Đan Mạch hay thậm chí cả Thổ Nhĩ Kì bắt đầu chương trình trộn những loại vaccine với nhau. Tùy vào tình hình quốc gia, mỗi nước sẽ có các chương trình trộn vaccine với nhau.
Sau đây là kinh nghiệm của những nước khác đã từng sử dụng cách trộn các loại vaccine COVID lại với nhau:
Nguồn: Dr Wynn Tran
Có thể thấy rằng, loại vaccine được sử dụng để chích trộn nhiều nhất là AstraZeneca. Trước tiên là cặp Astrazeneca và Pfizer. Có một nghiên cứu đầu tháng 7 cho thấy rằng, việc kết hợp hai loại vaccine này cho người bệnh khả năng miễn dịch tốt hơn với virus và khả năng bảo vệ tốt hơn. Trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc chích AstraZeneca hay Pfizer trước không quan trọng và sẽ không gây nguy hiểm ( chi tiết tại đây). Một nghiên cứu nhỏ khác cũng cho thấy rằng việc chích Sputnik và Astrazeneca cũng sẽ không gây nguy hiểm ( chi tiết tại đây). Những cặp vaccine cũng có thể tiêm kết hợp bạn có thể xem tại ảnh trên.
Kết luận
Trong bối cảnh nhiều nước như Thái Lan hay Việt Nam chưa có đủ số lượng vaccine, việc tiêm kết hợp các loại vaccine là một lựa chọn tốt vì nó không chỉ giúp tối ưu số người được tiêm vaccine cũng như trong một số trường hợp giúp tăng khả năng miễn dịch với virus Covid-19. Dựa vào những kinh nghiệm của các quốc gia khác, ta có thể lựa chọn các cặp vaccine phù hợp để tiêm và quan trọng nhất là nên dựa vào những tin tức của các tổ chức lớn có tiêu chuẩn nghiêm ngặt như CDC ( cơ quan kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ)
Nguồn: Youtube Dr. Wynn Tran, tổng hợp bởi baovu