Chăm sóc người bệnh hậu COVID-19, cần lưu ý những gì?

  • 5 lượt xem
  • Bài viết cuối 03/03/2022
baovu đã gửi 03/03/2022

Hiện nay, việc trở thành F0 của căn bệnh Covid-19 chỉ còn là vấn đề thời gian và có lẽ ai trong chúng ta cũng không sớm thì muộn cũng sẽ mắc phải căn bệnh này. Do đó, tiêu chí hàng đầu mà nhiều người đặt ra hiện nay đó là làm cách nào để có thể nhanh chóng khỏi bệnh nhất có thể cũng như cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người bệnh hậu Covid-19.

Life after coronavirus isn't as easy as you think - The Lily

Nguồn ảnh: TLL

Tình trạng sức khỏe người bệnh hậu Covid-19

Đối với những người đã tiêm đủ ít nhất 2 mũi vaccine, khi mắc bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hơn chỉ sau vài tuần kể từ khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, cũng có một số người vẫn mắc kẹt trong nhiều tình trạng sức khỏe hậu Covid-19. Việc mắc Covid-19 có thể dẫn đến hàng loạt tác hại khác nhau có thể kể đến như sốt nhẹ, khó thở nhẹ hoặc hụt hơi, mệt mỏi hay chóng mặt, ho, đau đầu, tức ngực, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, có thể đau cơ, khớp. Hoặc có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác. Đây là những tình trạng mà người bệnh có thể gặp phải sau khoảng 4 tuần khi mắc Covid-19 lần đầu tiên. Những căn bệnh, tình trạng sức khỏe này thường được gọi là: Di chứng COVID, hội chứng COVID kéo dài, COVID-19 hậu cấp tính hoặc tác động lâu dài của COVID hoặc COVID mãn tính.

Ngoài những tình trạng trên, hậu COVID-19 còn có thể để lại một số triệu chứng đặc biệt trên da như hiện tượng phát ban. Về thần kinh có thể xuất hiện rối loạn giấc ngủ hoặc khó tập trung tư tưởng, hoặc thay đổi tâm trạng. Một số người khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19 nghiêm trọng có thể gặp phải các ảnh hưởng xấu tới đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Ngoài ra, mặc dù rất hiếm nhưng một số người (chủ yếu là trẻ em) gặp phải hội chứng viêm đa hệ thống (là tình trạng các bộ phận khác nhau của cơ thể có thể bị viêm) trong hoặc ngay sau khi nhiễm COVID-19.

Nguồn ảnh: MEDICON

Như các bạn có thể tại sơ đồ trên, dù khi xét nghiệm nhanh đã cho ra kết quả âm tính, tuy nhiên, tải lượng virus trong máu vẫn chưa hoàn toàn bị triệt tiêu, do đó vẫn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho các bạn cũng như do sự phá hoại của virus mà các chức năng của cơ thể chưa hoàn toàn phục hồi, gây ra các tình trạng hậu COVID-19 như trên.

Vì vậy, ở phần sau của bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách thức chăm sóc người bệnh hậu COVID-19 cũng như những điều cần tránh đối với những người đã từng bị COVID-19.

Biên tập và tổng hợp bởi baovu từ nhiều nguồn

1 bài viết
baovu đã gửi 03/03/2022

Cách chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19

Để có thể mau chóng lấy lại sức khỏe hậu COVID-19, người bệnh cần cố gắng tự phục vụ mình (nếu có thể) trong sinh hoạt, ăn uống và tập luyện, điều đó là vô cùng cần thiết và rất quan trọng giúp cho người bệnh hậu COVID-19 quá trình phục hồi sức khỏe tốt hơn, nhanh hơn.

Older people disproportionately affected by pandemic, study finds

Nguồn ảnh: TIT

Trước hết, người bệnh cần lấy lại được nếp sống lành mạnh bằng các cách như duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, chủ yếu ngủ nhiều vào ban đêm, hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày để thực hiện các công việc phục hồi sức khỏe khác như vận động nhẹ nhàng ( đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm (nếu có thể), tập dưỡng sinh…). 

Đặc biệt hơn, người bệnh cần chú ý tập luyện hít thở thật tốt (hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày). Bên cạnh đó cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút/ngày (có thể vào buổi sáng sớm hoặc nắng chiều, chia thành 3-4 lần, mỗi lần 5-10 phút là vừa), việc làm này sẽ giúp cho điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. Đối với những người đã hoàn thành giai đoạn tự cách ly, cách tốt nhất để có thể khỏe trở lại đó là khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động nhẹ nhàng hàng ngày như chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa để sớm quay lại trạng thái sinh hoạt thường ngày.

Đối với người cao tuổi, người thân nên trò chuyện, động viên với họ để giúp họ thoải mái cũng như giảm sự lo lắng cho học, một điều rất nên làm đối với người cao tuổi. Các thành viên trong gia đình nên khuyến khích người đã khỏi bệnh COVID-19 tham gia các hoạt động tinh thần như đọc sách/báo, tham gia bàn luận về tin tức trong ngày… cũng đóng góp đáng kể cho việc phục hồi sức khỏe.

Ngay cả khi đã phục hồi và âm tính với SARS-CoV-2, người bệnh vẫn nên chú ý tuân thủ thật nghiêm túc theo tư vấn của bác sỹ trước khi xuất viện về nhà (ví dụ, cần phải thường xuyên đeo khẩu trang, vất khẩu trang dúng nơi quy định, giữ khoảng cách tiếp xúc với mọi thành viên trong gia đình, rửa tay thường xuyên với xà phòng với nước sạch…) đề phòng bệnh cho các thành viên khác trong gia đình và hàng xóm (cộng đồng), bởi vì, tuy khỏi bệnh nhưng còn có thể mang virus SARCOV-2). Cần hạn chế nhìn vào màn hình điện thoại/thiết bị điện tử liên tục trong ngày

 

Chế độ dinh dưỡng cho những người đã khỏi COVID-19

Trong giai đoạn đầu mới xuất viện, người nhà lưu ý nên chia bữa ăn thành 3-5 bữa mỗi ngày tùy theo sức ăn của người bệnh và kết hợp đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn (tùy theo điều kiện từng gia đình), nên ăn nhiều rau, uống đủ lượng nước hàng ngày, ngoài ra nên uống thêm nước ép trái cây, uống thêm sữa (nếu người có bệnh đái đường nên uống loại sữa không đường, không ăn các loại bánh kẹo, nước giải khát có đường). 

Để bổ sung các loại vi chất do tổn hại của bệnh COVID-19  nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vi chất như tôm, cua, cá. Để bổ sung ka li nên ăn thêm chuối chín, bổ sung kẽm nên ăn hàu, sò, cá…

Người sau khỏi bệnh COVID-19 nên lưu ý rằng nếu biết kết hợp hài hòa giữa dinh dưỡng và tập dưỡng sinh chắc chắn sẽ mau chóng hồi phục sức khỏe.

Biên tập và tổng hợp bởi baovu từ nhiều nguồn

Bạn muốn gửi trả lời ? Hãy đăng nhập trước. Nếu chưa có tài khoản vào diễn đàn, hãy đăng ký
 

Chủ đề cùng danh mục

Chọn ngày  
Tháng Mười 2023 October
3
Thứ Ba
 
Năm Quý Mão
Tháng Tân Dậu
Ngày Giáp Ngọ
Giờ Giáp Tí
19
Tháng Tám (ÂL, Đ)
Tuesday
Ngày Kim Quỹ hoàng đạo
Ngũ hành nạp âm Sa Trung Kim (Vàng trong cát)
Trực Nguy
Nhị thập bát tú Sao Thất
Tuổi xung Mậu Tý, Nhâm Tý

Danh sách sao:
Trực Tinh Đại cát, giải được sát tinh
Thiên Tài Tốt cho cầu tài lộc, khai trương
Thiên Ân Tốt chung
Đại Hồng Sa Tốt chung
Tuế Hợp Tốt chung
Nguyệt Không Tốt cho sửa nhà, đặt giường
Phúc Sinh Tốt chung
Địa Tặc Xấu với khởi tạo, an táng, động thổ, xuất hành
Lỗ Ban Sát Kỵ khởi tạo
Cửu Không Kỵ xuất hành, cầu tài lộc, khai trương
Băng Tiêu Ngọa Hãm Xấu mọi việc
Thiên Cương (Diệt Môn) Xấu mọi việc
Cô Thần Xấu với giá thú

Giờ hoàng đạo:
Sửu(1-3h), Mão(5-7h), Thân(15-17h), Dậu(17-19h)
Giờ hắc đạo:
Dần(3-5h), Tị(9-11h), Mùi(13-15h), Hợi(21-23h)
Tiết khí:
Giữa Thu phân (giữa thu) và Hàn lộ (mát mẻ)
Lưu ý sức khỏe:
Người sinh ra trong tiết Thu Phân có tố chất vượng Kim nên tâm lý và tính cách cứng rắn, quyết đoán, thông minh, tác phong mau lẹ, nghĩa khí. Nhiều người có thể sống nội tâm, cô độc, ít bạn bè và tâm lý có thể độc đoán, bảo thủ...Đối với những người mệnh lý cần bổ sung năng lượng Kim thì khi chuyển sang tiết khí này sức khỏe của họ tốt, cảm thấy dễ chịu, tâm lý phấn chấn, trí tuệ mẫn tiệp và có sự tập trung cao độ trong công việc nên dễ thu được thành quả cao trong sự nghiệp. Những người mệnh lý kỵ hành Kim gặp tiết khí này thì sức khỏe suy giảm, tâm lý cô độc, sự nghiệp và tài vận đều trì trệ.
Lưu ý: Ngày/giờ/sao tốt xấu được đưa ra theo kinh nghiệm của người xưa, chỉ có ý nghĩa tham khảo. Hãy căn cứ chủ yếu vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để đưa ra các quyết định!
HÀ NỘI
 
TP HỒ CHÍ MINH
Nguồn: weatherzone.com.au
  • Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) - được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người.
  • Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét).
  • Theo WHO, người lớn có BMI trong phạm vi [18.50 - 24.99] là người bình thường. Dưới 18.5 là gầy, trên 25 là người béo và trên 30 là béo phì.
TỶ GIÁ
Cập nhật: 01/01/0001 12:00:00 SA
Nguồn:
Ngoại tệ Mua Mua CK Bán
 
GIÁ VÀNG MIẾNG SJC 9999
Cập nhật:
Nguồn:
Tỉnh/TP Mua Bán